Sơn tĩnh điện là gì ? ưu điểm của bề mặt sơn tĩnh điện



Sơn tĩnh điện trong tiếng anh còn được gọi là Electrostatic Power Coating Technology. Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.

Có 2 loại sơn tĩnh điện:

- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox...
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ...

Tuy nhiên, sơn tĩnh điện dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn cả bởi hiệu quả che phủ cũng như sự tiết kiệm của nó.Tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Sơn tĩnh điện là gì ? ưu điểm của bề mặt sơn tĩnh điện ưu điểm của bề mặt sơn tĩnh điện

Trong nội thất,các vật liệu sử dụng các chất liệu như: sắt, thép được sơn tĩnh điện để nhằm:
- Tăng tuổi thọ cho sản phẩm, chống bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Thành phần chủ yếu của sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Những chất này có đặc điểm là dễ bay hơi trong không khí. Chính vì vậy khi đến với tay người sử dụng, sản phẩm sẽ rất hiếm khi có sơn tồn đọng trên bề mặt, giúp bạn tránh hít phải bột sơn hay bám dính trên da.
- Phủ sơn tĩnh điện có màu sắc phong phú nên dễ kết hợp với tất cả các sản phẩm nội thất khác hay các chất liệu khác
- Trong khi các loại sơn thông thường đã được chứng minh rằng gây nên những tác động xấu đến tầng ozon, sơn tĩnh điện hoàn toàn không sử dụng dung môi hữu cơ nên rất dễ xử lý nếu đưa ra môi trường. Hẳn là một sự lựa chọn hợp lý nếu bạn là người yêu môi trường và thiên nhiên

Quy trình sơn tĩnh điện, công nghệ sơn tĩnh điện tuân thủ trình tự theo các bước sau:

- Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm:

Vật sơn phải được xử lý sạch sẽ bề mặt để đảm bảo không còn bám dính gỉ sét trước khi đưa vào lò sơn. Đây được coi là công đoạn quan trọng trong việc tạo ra một thành phẩm đạt tiêu chuẩn hay không.

- Bước 2: Sấy khô sản phẩm

Sản phẩm phải được sấy khô, sử dụng lò sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn tĩnh điện theo . Treo sản phẩm trên xe gòng và đầy vào lò sấy thông qua hệ thống băng truyền.

Sơn tĩnh điện là gì ? ưu điểm của bề mặt sơn tĩnh điện ưu điểm của bề mặt sơn tĩnh điện

- Bước 3: Phun sơn tĩnh điện

Sử dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn xa gần theo hình dáng vật sơn.

- Bước 4: Sấy khô

Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sản phẩm sơn vào sấy khô trong buồng sấy sơn. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy khoảng 150oC – 200oC, thời gian sấy 10 – 15 phút). Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn từng loại sản phẩm, giúp sơn bám đều bề mặt hơn.

Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan