3 Yếu Tố Bắt Buộc Phải Nhớ Khi Mua Ghế Văn Phòng



Như chúng ta đều biết, văn phòng làm việc được thiết kế và cấu thành từ nhiều sản phẩm như bàn làm việc, tủ tài liệu, két sắt, vách ngăn và một thứ không thể thiếu nữa là ghế ngồi văn phòng.

Lựa chọn và mua cho văn phòng của mình những chiếc ghế phù hợp với thiết kế tổng quan hay có tính năng tối ưu nhất là việc không hề dễ. Nhưng dẫu có sao đi nữa thì các bạn cần phải nắm vững 3 yếu tố kiên quyết này trước khi chọn mua một sản phẩm ghế nào đó. Vậy 3 yếu tố đó là gì? Hãy cùng tôi theo dõi!

1.    Kích Thước Của Ghế Ngồi Làm Việc :

  • -    Kích Thước? Đa phần mỗi chúng ta đi chọn mua những sản phẩm ghế dành cho văn phòng thường chỉ áng chừng hoặc lựa chọn nó theo mục đích sử dụng ví dụ như là ghế ngồi nhân viên, ghế trưởng phòng, ghế dành cho lãnh đạo hay ghế dành cho giám đốc mà bỏ qua kích thước ghế. Điều này là hoàn toàn sai lầm!
  • -    Nếu văn phòng của bạn có một không gian khá là rộng rãi và thoải mái cho việc bố trí chỗ ngồi. Hãy lựa chọn cho mình những chiếc ghế có kích thước lớn, tựa lưng cao ôm trọn lưng, đệm ngồi rộng rãi và thoải mái, tiếp sau đó mới là tính năng ngả thư giản của ghế. Điều này sẽ khiến việc trải nghiệm thời gian làm việc tại văn phòng của bạn thoải mái và dễ chịu hơn. Chiếc ghế rộng rãi, ôm trọn lưng cũng giúp việc nâng đỡ cơ thể và tránh gây đau mỏi trong thời gian làm việc dài.
Ghế xoay lưới văn phòng
  • -    Nếu không gian văn phòng của bạn khá hạn chế, không gian không quá thoải mái cho mỗi cá nhân thì hãy nên lựa chọn những chiếc ghế nhỏ gọn và có thể tăng chỉnh chiều cao một cách dễ dàng. Thích hợp hơn cả là những dòng sản phẩm ghế xoay văn phòng với đệm tựa vừa đủ và đệm ngồi vừa vặn với đa phần nhân viên trong văn phòng. Điều này sẽ khiến bạn có thể di chuyển, xoay sở dễ dàng hơn khi làm việc.

2.    Lựa Chọn Lưng Ghế Như Thế Nào Là Hợp Lý :

  • -    Nếu công việc của bạn là thường xuyên di chuyển và không mấy khi ngồi làm việc tại văn phòng thì yếu tố này bạn có thể bỏ qua, mà chỉ cần tập trung vào việc lựa chọn kiểu dáng cho phù hợp với tông thể căn phòng.
  • -    Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi lâu hàng giờ liền trên ghế như các nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế hay người lập trình…v..v…thì yếu tố này rất quan trọng.
  • -    Hãy lựa chọn cho mình một chiếc ghế có phần tựa lưng phù hợp với cơ thể mình, việc này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn trực tiếp đi mua ghế vì bạn có thể ngồi thử trước khi mua.
  • -    Nếu bạn có dáng người cao, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có phần lưng cao và có tựa đầu. Điều này sẽ giúp ghế ôm trọn lưng của bạn, gần như toàn bộ vùng lưng được tựa vào lưng ghế, như vậy cơ thể bạn sẽ được thoải mái hơn. Điều này cũng có tác dụng trong lúc nghỉ ngơi, phần lưng ghế to có thể làm chỗ tựa vững chắc, thoải mái và êm ái hơn khi nghỉ ngơi.
  • -    Nếu bạn có dáng người trung trung hoặc là hơi thấp, thì hãy lựa chọn trong hai dòng sản phẩm lưng trung và lưng cao. Tại sao ư? Bạn nghĩ rằng càng thấp thì lưng ghế cao càng dễ ôm người càng thoải mái? Điều này không đúng đâu, lưng ghế quá cao sẽ gây vướng và khiến cho phần đầu và cổ của bạn bị gò bó, dễ gây tình trạng đau vai đau gáy.

3.    Chất Liệu Cấu Thành Ghế Ngồi Văn Phòng :

  • -    Hiện tại trên thị trường các sản phẩm ghế văn phòng được cấu thành từ khá nhiều chất liệu khác nhau, mỗi loại chất liệu đều có ưu điểm riêng của nó vậy lựa chọn ra sao?
  • -    Đầu tiên các bạn có thể chọn những dòng ghế có khung cơ bản được cấu tạo từ chất liệu nhựa cao cấp PP (Polypropylen) kết hợp với PE (Polyetylen) giúp ghế có độ cứng vừa đủ, vừa có độ dẻo dai chịu tải chịu uốn tốt và khó biến dạng khi sử dụng. Loại nhựa này có độ bóng cao, chịu nhiệt tốt ở khoảng 100 độ C, chống thấm, dầu mỡ hay một số tác nhân môi trường có hại cho ghế.
  • -    Nếu chi phí có thể chi cho việc mua vật dụng văn phòng là khá thoải mái, các bạn có thể lựa chọn các loại chất liệu khi khác như thép, thép mạ, hợp kim hay ghế gỗ tự nhiên. Những dòng sản phẩm sử dụng chất liệu này có khoảng thời gian sử dụng khá lâu, bền đẹp, tuy nhiên giá thành của chúng không hề rẻ.
  • -    Tiếp sau đó là tới phần đệm ngồi, trên thị trường hiện tại có 5 loại vật liệu phổ biến để cấu thành nên vỏ ngoài đệm ghế là vải nỉ, vải lưới, PVC, da công nghiệp và da thật.

  • -    Vải nỉ thì khá phổ biến, êm ái và rẻ. Vải lưới là dòng sản phẩm rộ lên thời gian gần đây, nó tăng tính năng thoát khí cho ghế ngồi, hạn chế việc quá nóng khi ngồi làm việc lâu giúp bạn thoải mái hơn.
  • -    PVC và Da công nghiệp, hai loại chất liệu này gần tương tự nhau, chúng khá dễ dàng cho việc kiến tạo kiểu dáng và ít nhăn hay biến dạng như vải nỉ.
  • -    Da thật, chất liệu này hiện vẫn đang là chất liệu đắt nhất, nó khó bong tróc sau quá trình sử dụng, không có hiện tượng biến dạng và là dòng sản phẩm cao cấp thường được sử dụng cho các dòng ghế trường phòng và ghế giám đốc.
  • -    Tùy với mỗi vị trí sử dụng, là nhân viên, trưởng phòng hay giám đốc mà các bạn nên linh hoạt lựa chọn sản phẩm.
  • -    Nên chú ý tới không khí và môi trường làm việc để lựa chọn, nếu nơi làm việc là một văn phòng sạch sẽ thì các bạn có thể lựa chọn thoải mái. Nhưng nếu đó là kho, nhà xưởng, nơi thường xuyên bụi bẩn, dầu mỡ và ẩm thấp thì lựa chọn dòng ghế nỉ văn phòng là cả một cơn ác mộng.
  • -    Tại sao ư? Bạn sẽ biết ngay sau khi mang chiếc ghế ra vệ sinh hoặc chiếc ghế sẽ đổi mầu sau 3 ngày sử dụng là hoàn toàn có thể. Ngoài ra việc môi trường ẩm ướt có tác hại khá lớn với chất liệu vải, chúng gây nấm mốc và bào mòn sản phẩm nhanh hơn.
Mua Hàng Ngay Để Nhận Ưu Đãi
Một sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng không hề đơn giản khi lựa chọn đúng không? Nhưng các cụ bảo “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thôi thì chúng ta cứ cầu kỳ lựa chọn một chút cũng sẽ giảm thiểu được chi phí chi trả cho văn phòng rất là nhiều và sản phẩm phù hợp, ưng ý, thoải mái cũng kích thích sự sáng tạo trong công việc của mỗi cá thể trong văn phòng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc lựa chọn ghế văn phòng, cám ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn các bạn trong bài viết tiếp theo, sẽ còn rất nhiều kinh nghiệm có ích cho quý vị và các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại!

Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan