Tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, THCS,THPT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT |
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2011 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông ______________________________________
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, mầu sắc và bố trí bàn ghế trong phòng học. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong văn bản này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Chiều cao ghế là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh trước mặt ghế đến sàn. 2. Chiều rộng ghế là khoảng cách giữa hai cạnh bên của mặt ghế. 3. Chiều sâu ghế là khoảng cách từ mặt phẳng tựa lưng đến cạnh trước mặt ghế. 4. Chiều cao bàn là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn. 5. Chiều sâu bàn là khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn. 6. Chiều rộng bàn là khoảng cách giữa hai mép bên của bàn. 7. Hiệu số chiều cao bàn ghế là khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế. 8. Học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường là học sinh có các số đo hình thể nằm trong khoảng chỉ số nhân trắc theo qui định của Bộ Y tế. 9. Phòng học thông thường là phòng được thiết kế cho mục đích học tập các môn không đòi hỏi điều kiện đặc biệt và không bao gồm phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng đa chức năng. QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Kích thước bàn ghế 1. Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:
2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):
Điều 4. Kiểu dáng, mầu sắc bàn ghế 1. Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi. 2. Bàn và ghế rời nhau độc lập. 3. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế. 4. Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh. 5. Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn. 6. Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh. Điều 5. Vật liệu làm bàn ghế Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại. Điều 6. Kết cấu của bàn ghế 1. Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên. 2. Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Điều 7. Nhãn bàn ghế Bàn ghế phải có nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; nhãn được ghi rõ ràng, bền trong quá trình sử dụng và tối thiểu phải có những thông tin của tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất (đối với bàn ghế nhập khẩu phải có tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối), năm sản xuất, cỡ số của sản phẩm. Điều 8. Bố trí bàn ghế trong phòng học 1. Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số. 2. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60o. 3. Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường :
Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm thực hiện 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, thanh tra thực hiện Thông tư này. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này. 3. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này. 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, sở khoa học và công nghệ, sở y tế và các đơn vị có liên quan rà soát, thống kê số bàn ghế không phù hợp, số bàn ghế cần phải thay thế, chỉnh sửa ở địa phương lên kế hoạch triển khai, thực hiện Thông tư này. Điều 10. Áp dụng Thông tư 1. Đối với bàn ghế của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông đang sử dụng phải có kế hoạch thay thế, sửa chữa, sắp xếp để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này 2. Đối với bàn ghế được trang bị mới sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành phải thực hiện theo hiệu lực thi hành tại Thông tư này. Điều 11. Hiệu lực thi hành 1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011. 2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./. |
Nguồn : https://goo.gl/4i7PlR - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Bình luận