Giải mã hiện tượng Hòa Phát



Mặc những thách thức của nền kinh tế trong năm 2012 có nhấn chìm 30% doanh nghiệp ngành thép và đẩy 30% khác đến mức thua lỗ, Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vẫn kiếm được gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Tính từ lúc lên sàn năm 2007 đến nay, tổng tài sản tập đoàn đã tăng 4 lần, cận kề mức 1 tỷ USD. Thị phần của tập đoàn này vẫn tăng đều và lợi nhuận ổn định cả trong giai đoạn mở rộng đầu tư. Mới đây, Hòa Phát đã công bố lợi nhuận 994 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013. So với cùng kỳ, con số này tăng khoảng 90% và giúp hoàn thành hơn 8/10 kế hoạch lợi nhuận năm nay của tập đoàn.
Giải mã Hòa Phát
Nguyên nhân giúp Hòa Phát vẫn đạt được mức lợi nhuận tốt trong bối cảnh khó khăn chung được giải thích nhờ 2 yếu tố, là lãi suất và giá nguyên liệu giảm. Theo đánh giá của công ty Chứng khoán Bảo Việt, giá hầu hết các nguyên liệu đầu vào của ngành thép đều giảm khoảng 10 -15% trong quý II/2013 so với đầu năm. Ngoài ra, lãi vay giảm cũng giúp Hòa Phát tiết giảm được hơn 50% chi phí tài chính.
Hòa Phát công bố lợi nhuận 994 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013.
Đây cũng là những nguyên nhân chính giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép thở phào với kết quả kinh doanh khả quan hơn. Chẳng hạn, lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2013 của Thép Nam Kim (NKG) tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ. Thép Việt Ý (VIS) cũng ghi nhận mức tăng hơn 30%, Thép Tiến Lên (TLH) thì tăng gấp đôi.
Ngoài lĩnh vực cốt lõi là thép, Hòa Phát còn rất thành công với lĩnh vực tay trái khác là bất động sản. Và trong lúc hàng loạt tay ngang khác chết vì bất động sản thì Hòa Phát vẫn thu quả ngọt. Cuộc “dạo chơi” có giá trị lớn nhất với Hòa Phát đến nay là dự án khu phức hợp Madarin Garden. HPG đã bỏ ra hơn 3.600 tỷ đồng, tương ứng 85% vốn cho dự án này. Theo ông Dương, dự kiến dự án sẽ mang về cho tập đoàn khoảng 500 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó, khoảng 100 tỷ đồng được ghi nhận trong quý IV/2013.
Nhìn chung, bất động sản chưa phải là mảng cốt lõi của Hòa Phát. Dù đã manh nha với bất động sản từ năm 2001, nhưng đến năm 2010, HPG mới xem trọng việc mở rộng sang lĩnh vực này. Các hoạt động bất động sản của HPG theo đó cũng đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu lợi nhuận. Giai đoạn 2010 - 2012, HPG ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 11% lợi nhuận từ mảng này. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 30% khi dự án Madarin hoàn tất vào tháng 9/2013.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư Việt kiều từng có gần 10 năm học tập và làm việc cho một số ngân hàng đầu tư ở Mỹ, nay quản lý một quỹ đầu tư nhỏ do bạn bè, đối tác ở nước ngoài ủy thác cho ông đầu tư ở Việt Nam, cho biết, nhiều nhà đầu tư giao tiền cho ông để tìm hiểu đầu tư vào tập đoàn này.
“Ở Việt Nam, các nhà sản xuất công nghiệp như Hòa Phát là không nhiều”, ông nói. Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao, thấp nhất cũng phải ở tầm 9 - 10%/năm và biến động mạnh qua từng năm chính là thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất công nghiệp. “Nếu tham gia sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, dệt may hay thực phẩm đơn giản, doanh nghiệp có thể đầu tư cuốn chiếu từng giai đoạn, chia nhỏ rủi ro. Nhưng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp như thép trong điều kiện lãi suất ngân hàng và thị trường tiêu thụ lên xuống bất thường như ở Việt Nam, đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn và cả sự can đảm của ông chủ doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nhận xét.
Thực tế, ngoài Hòa Phát, Pomina cũng là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân dám dấn thân vào cuộc chơi sản xuất công nghiệp, đầu tư chuỗi khép kín trong sản xuất thép với số vốn hàng ngàn tỉ đồng. Cả hai đều là những công ty đầu ngành có lợi thế về quy mô, vốn, công nghệ sản xuất hiện đại. Pomina đứng đầu về thị phần thép xây dựng trong năm 2012 với 15,6%; Hòa Phát đứng thứ hai với 13,7%. Tuy nhiên, Hòa Phát lại thể hiện hiệu quả của quy trình khép kín sớm hơn.
Năm 2012, Hòa Phát đạt 994 tỷ đồng lợi nhuận, trên doanh thu hơn 17.200 tỷ đồng. Trong khi đó, dù đạt hơn 11.760 tỷ đồng doanh thu trong cùng thời điểm nhưng Pomina chỉ kiếm được chưa tới 5 tỷ đồng lợi nhuận. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Trung Hòa, chuyên viên phân tích cao cấp của công ty Chứng khoán Maybank Kimeng (MBKS), là do nhà máy luyện phôi thép mới của Pomina. Sau khi khánh thành nhà máy thứ hai nâng công suất lên 1,5 triệu tấn/năm vào tháng 7/2012, Pomina lập tức chịu áp lực tăng mạnh chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm. Chi phí tăng nhưng sản lượng thép bán ra của Pomina cùng năm đó chỉ tăng nhẹ 3%, do nhà máy mới chỉ chạy được 40% công suất.
Trong khi đó, nhìn lại 2 năm trước, Hòa Phát cũng đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát, khiến sản lượng thép bán ra của tập đoàn đã tăng thêm 64%, bất chấp thị trường đã có nhiều lo ngại dư cung. Tỉ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu của HPG thậm chí còn cao hơn hiện tại.
Sự khác biệt này được lý giải là do Hòa Phát đã đi trước một bước trong việc xây dựng một mô hình tích hợp dọc tương đối hoàn chỉnh, xoay quanh trụ cột chính là thép. Trong thông điệp gửi cổ đông năm 2012, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long tiếp tục nhắc lại tầm nhìn của tập đoàn này là “thiết lập nền tảng vững chắc để là một trong những nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu của Việt Nam với thép là ngành sản xuất cốt lõi”.
Cho đến nay, sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt là lĩnh vực chủ lực của Hòa Phát, chiếm hơn 80% doanh thu. Bổ trợ cho thép là 2 mảng nội thất (theo công bố của tập đoàn này Hòa Phát hiện là thương hiệu dẫn đầu thị trường nội thất văn phòng) và kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, đô thị.
Từ năm 2002, HPG đã có nhà máy sản xuất thép công suất 250.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất phôi thép làm nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, phôi thép mới chỉ đáp ứng 80% nhu cầu sản xuất thép thành phẩm. Nếu không chủ động được nguyên liệu thì hiệu quả của hệ thống tích hợp coi như không còn tác dụng. Đó là chưa nói đến rủi ro về biến động giá nguyên liệu thế giới và những khó khăn nhất định khi đổi ngoại tệ nhập hàng.
Ông Long và CEO của Hòa Phát, cũng là bạn thân lâu năm của ông, Trần Tuấn Dương đã đi đến một quyết định: mua công nghệ sản xuất hiện đại, đồng thời tự đầu tư khai thác khoáng sản trong nước để hoàn thiện quy trình khép kín. Trừ một số nguyên liệu đầu vào như than phải nhập một phần, từ khâu nguyên liệu cho đến khi ra sản phẩm, hầu như HPG đều chủ động được. Ngay từ khâu đầu vào, HPG đã có 2 công ty khai thác mỏ lấy quặng sắt; từ đó chế biến thành gang, thép, rồi phôi thép và cán ra sản phẩm. Sau khi lên sàn năm 2007, HPG ráo riết triển khai Khu Liên hợp Gang Thép giai đoạn 1 tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và nhà máy này đã cho ra thành phẩm đầu tiên vào năm 2010.
Đầu tư gần 8.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án (cả 2 giai đoạn) có thể nói là một quyết định can đảm của Hòa Phát. Đổi lại, tập đoàn này đang nhận được lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất thấp hơn thị trường và sản lượng bán ra tăng đều đặn. Quan trọng hơn, khi giá điện ngày càng đi theo xu hướng tăng, công nghệ lò cao tiêu hao ít điện năng sẽ giúp HPG tiếp tục sống sót trước những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Một báo cáo của công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho thấy, giá thành sản xuất thép của Hòa Phát thấp hơn 10-15% các công ty cùng ngành.
Chi phí sản xuất thấp cũng mang về cho Hòa Phát lợi thế cạnh tranh trong chính sách bán hàng. Theo ông Hòa, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, mức chiết khấu cho đại lý của Hòa Phát cao hơn các công ty cùng ngành. Ngoài ra, HPG cũng có thể giãn thời gian trả nợ cho khách hàng bằng tiềm lực tài chính dồi dào của mình. “HPG luôn duy trì lượng tiền mặt khoảng 1.000 tỷ đồng nên hoàn toàn có thể làm được việc đó”, ông Hòa đánh giá. 1.000 tỷ đồng tiền mặt là con số đáng kể, bởi lợi nhuận ròng hàng năm của Tập đoàn cũng chỉ tương đương mức ấy.
Vì thế, theo ông Tuấn Anh, không khó hiểu khi cổ phiếu Hòa Phát vẫn tiếp thu hút nhà đầu tư, kể cả trong những thời khắc ai nấy đều nói đến cái chết của ngành thép. Sau khi giảm về mức thấp nhất, khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu quý IV/2012, cổ phiếu Hòa Phát đã hồi phục ấn tượng và luôn duy trì quanh mức 30.000 đồng. Hoàn thành hơn 8/10 mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng, một năm 2013 với nhiều kỳ tích có lẽ đã nằm trong tay các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HPG.
Tuy vậy, theo công ty Chứng khoán Bảo Việt, Hòa Phát sắp bước vào một giai đoạn mới với những áp lực mới. Đó là giai đoạn 2 của Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát dự kiến hoàn thành và đi vào vận hành từ tháng 9/2013. Với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, công suất gần 500.000 tấn/năm (công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn/năm), chi phí khấu hao sẽ gây áp lực lên lợi nhuận và tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ là bái toán làm đau đầu những người đứng đầu Hòa Phát.
Ẩn số Trần Tuấn Dương
Khi nói đến ngành thép, rất khó tránh việc so sánh 2 công ty đầu ngành và Hòa Phát và Pomina. Ngoài việc là 2 công ty thép đầu tiên ở Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh khép kín, nhiều năm liền cả 2 luôn so kè nhau về thị phần; trong khi Hòa Phát dần đầu thị trường phía Bắc thì Pomina chiếm lĩnh miền Nam. Cả 2 đều là những tập đoàn tư nhân và dù đã niêm yết nhưng các nhà sáng lập vẫn nắm phần lớn cổ phần và chi phối mạnh mẽ đến chiến lược kinh doanh của tập đoàn.
Theo thống kê đến giữa năm 2013, ông Trần Đình Long và vợ đang sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, trong khi ông Đỗ Duy Thái và gia đình đang trực tiếp nắm giữ 25% cổ phần của Pomina và khoảng 84% cổ phần của Thép Việt, công ty mẹ đang nắm giữ gần 62% cổ phần của Pomina.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là trong khi con gái ông Đỗ Duy Thái là Đỗ Duy Hiếu vẫn giữ ghế Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành Thép Việt thì Tổng Giám đốc Trần Tuấn Dương của Hòa Phát không phải là người nhà của Chủ tịch Trần Đình Long.
Ngồi ghế CEO Hòa Phát hơn 20 năm qua, nhưng cũng giống như Chủ tịch Trần Đình Long, ông Dương xưa nay rất kín tiếng nên thị trường hầu như chưa có nhiều thông tin về ông. Theo báo cáo thường niên HPG, ông Dương sinh năm 1963 và quê ở Nam Định. Ông có bằng cử nhân Kinh tế đại học Kinh tế Quốc Dân và cử nhân Báo chí đại học Tổng hợp. Ông gắn bó với HPG từ thuở đầu thành lập năm 1992 cho đến nay. Hiện nay ông nắm hơn 11 triệu cổ phiếu Hòa Phát, tương ứng gần 2,7% cổ phần. Nếu tính theo giá thị trường cổ phiếu HPG đang giao dịch ngày 17/8/2013, ông Dương đang có khoảng 360 tỷ đồng.
Trong số các công ty niêm yết nói riêng và công ty tư nhân ở Việt Nam nói chung, hiếm có vị Tổng Giám đốc nào gắn bó với công ty hơn 20 năm từ thuở ban sơ. Có chăng là ở các công ty gia đình mà thôi.
Thực tế, theo tiết lộ của một vị lãnh đạo Hòa Phát, dù không phải là người nhà nhưng mối quan hệ giữa ông Long và ông Dương khá đặc biệt. “Ông Long và ông Dương là bạn từ nhỏ. Ông Long lớn hơn ông Dương 1 tuổi và là bạn cùng lớp hồi còn học ở Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. Hai người chung lớp, chung chí hướng và cùng lập ra Hòa Phát”, vị này nói thêm.
Tách bạch giữa vai trò sở hữu và điều hành là xu hướng quản trị hiện đại mà nhiều công ty Việt Nam đang hướng tới. Mô hình này ở Hòa Phát có vẻ đang phát huy hiệu quả, ít nhất là trong mắt các nhà đầu tư. Ông Lars Kjaer, Trưởng Đại diện tại Việt Nam của Quỹ PENM Partners, nhà đầu tư đang sở hữu gần 5% cổ phần HPG, nhận xét rằng, trên thế giới phổ biến xu hướng thuê CEO hơn dùng người nhà. Các ông chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng người được thuê có chuyên môn sâu, và khi có vấn đề không hay xảy ra cũng dễ quy trách nhiệm và áp dụng kỷ luật rõ ràng. Cơ chế này không phải mới nhưng quả thật rất hiếm thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Mặc những thách thức của nền kinh tế trong năm 2012 có nhấn chìm 30% doanh nghiệp ngành thép và đẩy 30% khác đến mức thua lỗ, Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vẫn kiếm được gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Tính từ lúc lên sàn năm 2007 đến nay, tổng tài sản tập đoàn đã tăng 4 lần, cận kề mức 1 tỷ USD. Thị phần của tập đoàn này vẫn tăng đều và lợi nhuận ổn định cả trong giai đoạn mở rộng đầu tư. Mới đây, Hòa Phát đã công bố lợi nhuận 994 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013. So với cùng kỳ, con số này tăng khoảng 90% và giúp hoàn thành hơn 8/10 kế hoạch lợi nhuận năm nay của tập đoàn.

Giải mã Hòa Phát
Nguyên nhân giúp Hòa Phát vẫn đạt được mức lợi nhuận tốt trong bối cảnh khó khăn chung được giải thích nhờ 2 yếu tố, là lãi suất và giá nguyên liệu giảm. Theo đánh giá của công ty Chứng khoán Bảo Việt, giá hầu hết các nguyên liệu đầu vào của ngành thép đều giảm khoảng 10 -15% trong quý II/2013 so với đầu năm. Ngoài ra, lãi vay giảm cũng giúp Hòa Phát tiết giảm được hơn 50% chi phí tài chính.Hòa Phát công bố lợi nhuận 994 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013.Đây cũng là những nguyên nhân chính giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép thở phào với kết quả kinh doanh khả quan hơn. Chẳng hạn, lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2013 của Thép Nam Kim (NKG) tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ. Thép Việt Ý (VIS) cũng ghi nhận mức tăng hơn 30%, Thép Tiến Lên (TLH) thì tăng gấp đôi.Ngoài lĩnh vực cốt lõi là thép, Hòa Phát còn rất thành công với lĩnh vực tay trái khác là bất động sản. Và trong lúc hàng loạt tay ngang khác chết vì bất động sản thì Hòa Phát vẫn thu quả ngọt. Cuộc “dạo chơi” có giá trị lớn nhất với Hòa Phát đến nay là dự án khu phức hợp Madarin Garden. HPG đã bỏ ra hơn 3.600 tỷ đồng, tương ứng 85% vốn cho dự án này. Theo ông Dương, dự kiến dự án sẽ mang về cho tập đoàn khoảng 500 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó, khoảng 100 tỷ đồng được ghi nhận trong quý IV/2013.

Nhìn chung, bất động sản chưa phải là mảng cốt lõi của Hòa Phát. Dù đã manh nha với bất động sản từ năm 2001, nhưng đến năm 2010, HPG mới xem trọng việc mở rộng sang lĩnh vực này. Các hoạt động bất động sản của HPG theo đó cũng đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu lợi nhuận. Giai đoạn 2010 - 2012, HPG ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 11% lợi nhuận từ mảng này. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 30% khi dự án Madarin hoàn tất vào tháng 9/2013.

giai ma hien tuong hoa phat

Ông Nguyễn Tuấn Anh, một nhà đầu tư Việt kiều từng có gần 10 năm học tập và làm việc cho một số ngân hàng đầu tư ở Mỹ, nay quản lý một quỹ đầu tư nhỏ do bạn bè, đối tác ở nước ngoài ủy thác cho ông đầu tư ở Việt Nam, cho biết, nhiều nhà đầu tư giao tiền cho ông để tìm hiểu đầu tư vào tập đoàn này.
“Ở Việt Nam, các nhà sản xuất công nghiệp như Hòa Phát là không nhiều”, ông nói. Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao, thấp nhất cũng phải ở tầm 9 - 10%/năm và biến động mạnh qua từng năm chính là thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất công nghiệp. “Nếu tham gia sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, dệt may hay thực phẩm đơn giản, doanh nghiệp có thể đầu tư cuốn chiếu từng giai đoạn, chia nhỏ rủi ro. Nhưng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp như thép trong điều kiện lãi suất ngân hàng và thị trường tiêu thụ lên xuống bất thường như ở Việt Nam, đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn và cả sự can đảm của ông chủ doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nhận xét.

Thực tế, ngoài Hòa Phát, Pomina cũng là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân dám dấn thân vào cuộc chơi sản xuất công nghiệp, đầu tư chuỗi khép kín trong sản xuất thép với số vốn hàng ngàn tỉ đồng. Cả hai đều là những công ty đầu ngành có lợi thế về quy mô, vốn, công nghệ sản xuất hiện đại. Pomina đứng đầu về thị phần thép xây dựng trong năm 2012 với 15,6%; Hòa Phát đứng thứ hai với 13,7%. Tuy nhiên, Hòa Phát lại thể hiện hiệu quả của quy trình khép kín sớm hơn.

Năm 2012, Hòa Phát đạt 994 tỷ đồng lợi nhuận, trên doanh thu hơn 17.200 tỷ đồng. Trong khi đó, dù đạt hơn 11.760 tỷ đồng doanh thu trong cùng thời điểm nhưng Pomina chỉ kiếm được chưa tới 5 tỷ đồng lợi nhuận. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Trung Hòa, chuyên viên phân tích cao cấp của công ty Chứng khoán Maybank Kimeng (MBKS), là do nhà máy luyện phôi thép mới của Pomina. Sau khi khánh thành nhà máy thứ hai nâng công suất lên 1,5 triệu tấn/năm vào tháng 7/2012, Pomina lập tức chịu áp lực tăng mạnh chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm. Chi phí tăng nhưng sản lượng thép bán ra của Pomina cùng năm đó chỉ tăng nhẹ 3%, do nhà máy mới chỉ chạy được 40% công suất.
Trong khi đó, nhìn lại 2 năm trước, Hòa Phát cũng đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát, khiến sản lượng thép bán ra của tập đoàn đã tăng thêm 64%, bất chấp thị trường đã có nhiều lo ngại dư cung. Tỉ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu của HPG thậm chí còn cao hơn hiện tại.
Sự khác biệt này được lý giải là do Hòa Phát đã đi trước một bước trong việc xây dựng một mô hình tích hợp dọc tương đối hoàn chỉnh, xoay quanh trụ cột chính là thép. Trong thông điệp gửi cổ đông năm 2012, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long tiếp tục nhắc lại tầm nhìn của tập đoàn này là “thiết lập nền tảng vững chắc để là một trong những nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu của Việt Nam với thép là ngành sản xuất cốt lõi”.

Cho đến nay, sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt là lĩnh vực chủ lực của Hòa Phát, chiếm hơn 80% doanh thu. Bổ trợ cho thép là 2 mảng nội thất (theo công bố của tập đoàn này Hòa Phát hiện là thương hiệu dẫn đầu thị trường nội thất văn phòng) và kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, đô thị.

Từ năm 2002, HPG đã có nhà máy sản xuất thép công suất 250.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất phôi thép làm nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, phôi thép mới chỉ đáp ứng 80% nhu cầu sản xuất thép thành phẩm. Nếu không chủ động được nguyên liệu thì hiệu quả của hệ thống tích hợp coi như không còn tác dụng. Đó là chưa nói đến rủi ro về biến động giá nguyên liệu thế giới và những khó khăn nhất định khi đổi ngoại tệ nhập hàng.
Ông Long và CEO của Hòa Phát, cũng là bạn thân lâu năm của ông, Trần Tuấn Dương đã đi đến một quyết định: mua công nghệ sản xuất hiện đại, đồng thời tự đầu tư khai thác khoáng sản trong nước để hoàn thiện quy trình khép kín. Trừ một số nguyên liệu đầu vào như than phải nhập một phần, từ khâu nguyên liệu cho đến khi ra sản phẩm, hầu như HPG đều chủ động được. Ngay từ khâu đầu vào, HPG đã có 2 công ty khai thác mỏ lấy quặng sắt; từ đó chế biến thành gang, thép, rồi phôi thép và cán ra sản phẩm. Sau khi lên sàn năm 2007, HPG ráo riết triển khai Khu Liên hợp Gang Thép giai đoạn 1 tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và nhà máy này đã cho ra thành phẩm đầu tiên vào năm 2010.

Đầu tư gần 8.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án (cả 2 giai đoạn) có thể nói là một quyết định can đảm của Hòa Phát. Đổi lại, tập đoàn này đang nhận được lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất thấp hơn thị trường và sản lượng bán ra tăng đều đặn. Quan trọng hơn, khi giá điện ngày càng đi theo xu hướng tăng, công nghệ lò cao tiêu hao ít điện năng sẽ giúp HPG tiếp tục sống sót trước những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Một báo cáo của công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho thấy, giá thành sản xuất thép của Hòa Phát thấp hơn 10-15% các công ty cùng ngành.
Chi phí sản xuất thấp cũng mang về cho Hòa Phát lợi thế cạnh tranh trong chính sách bán hàng. Theo ông Hòa, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, mức chiết khấu cho đại lý của Hòa Phát cao hơn các công ty cùng ngành. Ngoài ra, HPG cũng có thể giãn thời gian trả nợ cho khách hàng bằng tiềm lực tài chính dồi dào của mình. “HPG luôn duy trì lượng tiền mặt khoảng 1.000 tỷ đồng nên hoàn toàn có thể làm được việc đó”, ông Hòa đánh giá. 1.000 tỷ đồng tiền mặt là con số đáng kể, bởi lợi nhuận ròng hàng năm của Tập đoàn cũng chỉ tương đương mức ấy.

Vì thế, theo ông Tuấn Anh, không khó hiểu khi cổ phiếu Hòa Phát vẫn tiếp thu hút nhà đầu tư, kể cả trong những thời khắc ai nấy đều nói đến cái chết của ngành thép. Sau khi giảm về mức thấp nhất, khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu quý IV/2012, cổ phiếu Hòa Phát đã hồi phục ấn tượng và luôn duy trì quanh mức 30.000 đồng. Hoàn thành hơn 8/10 mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng, một năm 2013 với nhiều kỳ tích có lẽ đã nằm trong tay các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HPG.

Tuy vậy, theo công ty Chứng khoán Bảo Việt, Hòa Phát sắp bước vào một giai đoạn mới với những áp lực mới. Đó là giai đoạn 2 của Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát dự kiến hoàn thành và đi vào vận hành từ tháng 9/2013. Với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, công suất gần 500.000 tấn/năm (công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn/năm), chi phí khấu hao sẽ gây áp lực lên lợi nhuận và tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ là bái toán làm đau đầu những người đứng đầu Hòa Phát.

Ẩn số Trần Tuấn Dương

Khi nói đến ngành thép, rất khó tránh việc so sánh 2 công ty đầu ngành và Hòa Phát và Pomina. Ngoài việc là 2 công ty thép đầu tiên ở Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh khép kín, nhiều năm liền cả 2 luôn so kè nhau về thị phần; trong khi Hòa Phát dần đầu thị trường phía Bắc thì Pomina chiếm lĩnh miền Nam. Cả 2 đều là những tập đoàn tư nhân và dù đã niêm yết nhưng các nhà sáng lập vẫn nắm phần lớn cổ phần và chi phối mạnh mẽ đến chiến lược kinh doanh của tập đoàn.
Theo thống kê đến giữa năm 2013, ông Trần Đình Long và vợ đang sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, trong khi ông Đỗ Duy Thái và gia đình đang trực tiếp nắm giữ 25% cổ phần của Pomina và khoảng 84% cổ phần của Thép Việt, công ty mẹ đang nắm giữ gần 62% cổ phần của Pomina.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là trong khi con gái ông Đỗ Duy Thái là Đỗ Duy Hiếu vẫn giữ ghế Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành Thép Việt thì Tổng Giám đốc Trần Tuấn Dương của Hòa Phát không phải là người nhà của Chủ tịch Trần Đình Long.

Ngồi ghế CEO Hòa Phát hơn 20 năm qua, nhưng cũng giống như Chủ tịch Trần Đình Long, ông Dương xưa nay rất kín tiếng nên thị trường hầu như chưa có nhiều thông tin về ông. Theo báo cáo thường niên HPG, ông Dương sinh năm 1963 và quê ở Nam Định. Ông có bằng cử nhân Kinh tế đại học Kinh tế Quốc Dân và cử nhân Báo chí đại học Tổng hợp. Ông gắn bó với HPG từ thuở đầu thành lập năm 1992 cho đến nay. Hiện nay ông nắm hơn 11 triệu cổ phiếu Hòa Phát, tương ứng gần 2,7% cổ phần. Nếu tính theo giá thị trường cổ phiếu HPG đang giao dịch ngày 17/8/2013, ông Dương đang có khoảng 360 tỷ đồng.
Trong số các công ty niêm yết nói riêng và công ty tư nhân ở Việt Nam nói chung, hiếm có vị Tổng Giám đốc nào gắn bó với công ty hơn 20 năm từ thuở ban sơ. Có chăng là ở các công ty gia đình mà thôi.
Thực tế, theo tiết lộ của một vị lãnh đạo Hòa Phát, dù không phải là người nhà nhưng mối quan hệ giữa ông Long và ông Dương khá đặc biệt. “Ông Long và ông Dương là bạn từ nhỏ. Ông Long lớn hơn ông Dương 1 tuổi và là bạn cùng lớp hồi còn học ở Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. Hai người chung lớp, chung chí hướng và cùng lập ra Hòa Phát”, vị này nói thêm.

Tách bạch giữa vai trò sở hữu và điều hành là xu hướng quản trị hiện đại mà nhiều công ty Việt Nam đang hướng tới. Mô hình này ở Hòa Phát có vẻ đang phát huy hiệu quả, ít nhất là trong mắt các nhà đầu tư. Ông Lars Kjaer, Trưởng Đại diện tại Việt Nam của Quỹ PENM Partners, nhà đầu tư đang sở hữu gần 5% cổ phần HPG, nhận xét rằng, trên thế giới phổ biến xu hướng thuê CEO hơn dùng người nhà. Các ông chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng người được thuê có chuyên môn sâu, và khi có vấn đề không hay xảy ra cũng dễ quy trách nhiệm và áp dụng kỷ luật rõ ràng. Cơ chế này không phải mới nhưng quả thật rất hiếm thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Theo Noi That Hoa Phat


Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan