Thi công uốn thép xây dựng như thế nào cho đúng cách?



Xuất phát từ thực tế việc uốn thép bị gãy do thiếu các công cụ máy móc hỗ trợ công nhân trong thao tác uốn các thanh thép hoặc do chưa nắm được cách thức uốn thép đúng tiêu chuẩn, Thép Hòa Phát mách bạn một số “bí kíp” để uốn thép đúng cách, tăng năng suất, tránh hiện tượng bị gãy trong lúc uốn thép, gây lãng phí vật liệu xây dựng.
Khi uốn thép, lực uốn phải được đặt vào từ từ sao cho sự thay đổi của vật liệu xảy ra tự nhiên. Lưu ý tuân thủ quy định về đường kính gối uốn và góc uốn theo các tiêu chuẩn để thanh thép đạt được độ bền cao nhất.
Ví dụ khi uốn thép thanh D18, sản xuất theo TCVN 1651-2018, mác CB300-V, thì đường kính gối uốn là 6D: 6x18 =108mm, góc uốn 180 độ.
1. Quy định sử dụng đầu uốn:
- Sử dụng đầu uốn đúng kích thước tương ứng với từng sản phẩm và tiêu chuẩn theo bảng dưới đây:
- Đầu uốn sau khi gia công và đưa vào sử dụng bề mặt phải tròn, nhẵn và không có góc cạnh để giảm ma sát.
- Trong quá trình uốn phải điều chỉnh lực từ từ, không được tăng lực đột ngột để vật liệu biến dạng tự nhiên.
2. Quy định về góc uốn:
- Đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN1651-1:2018; TCVN1651-2:2018 mẫu thử uốn phải được uốn đến góc từ 160º đến 180º trên một gối uốn được quy định  trong bảng trên. Đối với mác thép CB600-V, thử uốn được thực hiện đến góc 90º.           
- Đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn ASTM A615/A615M-20 mẫu thử uốn phải được uốn đến góc 180º trên một gối uốn được quy định trong bảng trên.                                                    
- Đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn JIS G3112 mẫu thử uốn phải được uốn đến góc đến 180º trên một gối uốn được quy định  trong bảng trên. Đối với mác thép SD490 thử uốn được thực hiện đến góc 90º.                                                                                                                           
- Đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn BS 449-2005 mẫu thử sẽ được uốn một góc 90º, sau đó mẫu sẽ được hoá già và thử uốn lại một góc nhỏ nhất 20º.
3. Lưu ý khi bảo quản thép:
Khi thép xây dựng được bảo quản trong kho, mặc dù có thể tránh được các yếu tố môi trường tác động trực tiếp nhưng vẫn cần lưu ý bảo quản đúng cách như sau:
- Không xếp thép gần các khu vực chứa hóa chất như axit, bazo, muối.
- Thép xếp trong kho phải kê trên đà gỗ hoặc đà bằng bê-tông có đệm gỗ lót ở trên, cách mặt đất ít nhất là 10cm đối với kho nền xi-măng, và phải kê cao cách mặt đất ít nhất là 30cm kho nền đất.
- Bạn không nên sắp xếp lẫn lộn thép gỉ vào một chỗ với thép chưa gỉ.
- Thiết kế mái che cho nhà kho đảm bảo tránh nước mưa, vì thành phần axit trong nước mưa có thể gây hiện tượng tét rỉ cho thép.
- Bảo quản thép xây dựng nơi khô ráo thoáng mát, độ ẩm thấp, che chắn bụi bẩn sẽ giúp thép sẽ không bị oxy hóa hay gỉ sét.

Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát


Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan