Hòa Phát đón tiếp các quỹ đầu tư lớn của Malaysia



Sáng 4/8/2017 tại Văn phòng Tập đoàn, đoàn các quỹ đầu tư lớn nhất của Malaysia đã có buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát nhằm tìm hiểu các mảng sản xuất kinh doanh chính của Hòa Phát, cập nhật tình hình hoạt động, các dự án lớn,… Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cùng giám đốc tài chính Phạm Thị Kim Oanh đã trả lời mọi thắc mắc của các quỹ đầu tư.

Dưới sự giới thiệu của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, đại diện các quỹ đầu tư có những cái tên nổi bật với tổng tài sản hàng chục tỷ USD như Wellington, EPF, PNB, CIMB Principle, KMIC, Etiqa. …


Các quỹ đầu tư lớn của Malaysia quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào HPG

Giới thiệu chung về Hòa Phát, bà Phạm Thị Kim Oanh cho biết, Hòa Phát năm nay tròn 25 năm hình thành và phát triển, 10 năm niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện Tập đoàn có 12 công ty thành viên, hoạt động trong 5 lĩnh vực chính gồm tháp xây dựng, ống tháp-tôn mạ, sản xuất công nghiệp khác, nông nghiệp và bất động sản, trong đó, sản xuất tháp và các lĩnh vực liên quan là ngành hàng cốt lõ;i chiếm trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn.

Hoa Phat
đang triển khai một số dự án lớn như Khu liên hợp gang tháp Hòa Phát Dung Quất tại Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm, dự án nhà máy tôn mạ màu tại Hưng Yên công suất 400.000 tấn/năm, dự án Mandarin Garden 2 tại Hà Nội và một số dự án khác.

Các thành viên trong đoàn đặt nhiều câu hỏi nhất về mảng tháp xây dựng như công nghệ áp dụng, cơ cấu giá thành, lợi thế của tháp Hòa Phát với các đối thủ khác, điện năng tiêu thụ, cung cầu thị trường tháp xây dựng, thuế tự vệ với các sản phẩm phôi tháp và tháp dài nhập khẩu, cũng như các dự án tháp đang hoạt động tại Việt Nam.

Trả lời các câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên cho biết, ở Việt Nam và thế giới đều có hai công nghệ sản xuất tháp là công nghệ lò điện (từ phế liệu) và lò cao (từ quặng sắt). Hòa Phát có lợi thế là áp dụng cả hai công nghệ, trong đó sản lượng chủ yếu là tháp lò cao với công suất hiện có là 2 triệu tấn/năm. Công nghệ lò cao sản xuất tháp từ quặng sắt của Hòa Phát với chu trình dài, kháp kín, tiết kiệm được chi phí ở nhiều công đoạn nhờ tận dụng nguồn nhiệt dư từ luyện coke để phát điện, khí than lò cao, lò thổi, và tuần hoàn toàn bộ nguồn nước sản xuất, tối ưu hóa chi phí vận chuyển nhờ có cảng sông, đem lại lợi thế cạnh tranh cho tháp Hòa Phát.

Về dự án tháp tại Dung Quất, Hòa Phát đã hoàn thành đàm phán và ký kết hợp đồng mua thiết bị chính, chọn nhà thầu thi công dự án, trong đó ưu tiên thực hiện Nhà máy cán tháp giai đoạn 1, công suất 2 triệu tấn tháp dài để tăng cường cung cấp cho thị trường phía Nam từ tháng 7 năm 2018.


Đại diện đoàn, anh Thái Quang Trung – Phó Giám đốc nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (ngồi bên phải) đánh giá cao sự đón tiếp trọng thị của Hòa Phát

Đối với dự án nhà máy tôn mạ màu tại Hưng Yên, Hòa Phát đang triển khai đúng tiến độ. Đầu năm 2018, nhà máy tôn mạ màu của HPG sẽ đi vào hoạt động, dự kiến sản lượng đạt 85% công suất thiết kế ngay trong năm đầu. Trong mảng bất động sản, Hòa Phát đang đẩy mạnh hoàn thiện dự án Mandarin Garden 2 để bắt đầu bàn giao nhà cho khách hàng và ghi nhận doanh thu từ cuối năm nay.

Theo anh Thái Quang Trung – Phó Giám đốc nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, đơn vị đề xuất cuộc gặp cho biết, đây là hoạt động định kỳ nhằm cập nhật tình hình của các doanh nghiệp đầu ngành ở Việt Nam, qua đó tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư cho Maybank Kim Eng cùng các đối tác của mình.
Nghi Trần                            
(Theo Cổng Thông Tin Tập Đoàn Hòa Phát)


Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan