Năng suất cán thép Hòa Phát tăng nhờ cải tiến dây chuyền



Mới đây, Công ty CP Thép Hòa Phát đã hoàn thành dự án cải tạo và và nâng cao năng suất cán cuộn tại nhà máy cán số 2 – Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát. Hoạt động cải tiến được thực hiện nhằm đóng bó thép linh hoạt hơn theo trọng lượng và nhu cầu của thị trường, tăng năng suất chung của dây chuyền.


Xuất phát từ một số đặc điểm và đặc thù của thị trường thép Việt Nam như ngành gia công sau cán chưa phát triển, công tác vận chuyển, gia công thép trên công trường, vận chuyển thép đến vùng sâu cùng xa và các cũng nông thôn, chuyển hàng vào kho của đại lý, nhà phân phối… đều rất thủ công. Thị trường hiện nay thường rất ưa chuộng các cuộn thép nhỏ 1 tấn vì phù hợp và dễ dàng trong vận chuyển và gia công thép, trong khi hầu hết các nhà máy cán thép tại Việt Nam đều thiết kế với cuộn thép có khối lượng 2 tấn/bó.


Hệ thống máy cắt, đóngbó mới tại nhà máy cán thép Hòa Phát

Để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường cũng như tạo điều kiện tốt nhất trong tiêu thụ thép cuộn thành phẩm, Hòa Phát đã quyết định nâng cấp và cải tiến dây chuyền cán cuộn tại Nhà máy cán số 2. Các hạng mục cải tiến, lắp đặt thêm bao gồm: lắp đặt máy cắt chia thép để tạo cuộn thép có trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng; hệ thống các bàn con lăn vận chuyển thép; hệ thống máy buộc thép cuộn để đáp ứng công suất của nhà máy.

Qua thực tiễn áp dụng 2 tuần gần đây, hệ thống máy móc mới được cải tiến đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận. “Trọng lượng mỗi cuộn thép là theo yêu cầu của khách hàng, nhà máy có thể sản xuất 100% cuộn thép với trọng lượng 1 tấn mà không ảnh hưởng đến năng suất, hơn nữa còn giúp tăng 20% năng suất, sản lượng trên một đơn vị thời gian của thép cuộn so với trước nhờ cán liên tục với 2 máy cuộn, bó cùng lúc”, anh Bùi Văn Tiệp, giám đốc nhà máy cán thép thuộc KLH gang thép Hòa Phát cho biết.

Trước đó, vào tháng 6/2016, Công ty CP Thép Hòa Phát đã đưa hệ thống máy hàn phôi thép tự động vào sản xuất đồng bộ với dây chuyền cán số 3 nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giúp tăng năng suất cán ít nhất 5%, tăng độ ổn định của thiết bị do dòng phôi cán liên tục. Ưu điểm nổi bật và kinh tế nhất của việc áp dụng máy hàn phôi vào dây chuyền cán thép là chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng, sản phẩm đầu ra đồng đều hơn.

Nghi Trần
(Theo cổng thông tin tập đoàn)
Lưu

Bình luận

Gửi bình luận 0 bình luận

Bài viết liên quan