-
Chia sẻ
Người dẫn đường cho doanh nghiệp vệ tinh
(TBKTSG) - Không phải là công ty được thành lập đầu tiên, cũng không phải là đơn vị tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn nhất trong tập đoàn Hòa Phát nhưng Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát được mọi người thừa nhận là địa chỉ tạo nên thương hiệu mạnh nhất cho tập đoàn.
Thế mạnh của sự tích hợp
Thị trường nội thất ở Việt Nam chưa thật sự phát triển, cho dù số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng nội thất ở khắp ba miền không phải là ít. Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát những năm đầu đời cũng lắm gập ghềnh như nhiều bạn đồng hành khác.
Tuy nhiên, trong vài năm sau, Nội thất Hòa Phát đã bứt phá, vượt lên dẫn đầu, trở thành công ty lớn nhất trên thị trường sản xuất, kinh doanh nội thất văn phòng, trường học, nơi công cộng…trên khắp đất nước ... nhờ quy mô sản xuất lớn và cách thức kinh doanh chuyên nghiệp. Cách đây năm năm, công ty đã cán đích doanh thu thuần 1000 tỉ đồng/năm, mang về khoảng 12-14% lợi nhuận cho toàn tập đoàn, xuất khẩu đạt trị giá 2 triệu đô la và tốc độ tăng trưởng xoay quanh mức 20%/năm, chiếm hơn 40% thị phần cả nước.
Dây chuyền sản xuất tủ sắt hiện đại của Công ty nội thất Hòa Phát tại Bình Dương
Nói đến nội thất Hòa Phát, người ta nghĩ đến sự khác biệt mang tính định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Các sản phẩm nội thất Hòa Phát đa dạng về chủng loại, đáp ứng tới từng vị trí công việc trong một văn phòng, nhà trường, bệnh viện hay sân vận động… từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.
Chẳng hạn một sản phẩm như ghế xoay (là dòng sản phẩm đầu tiên của Hòa Phát nay vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng liên tục cải tiến, thay đổi mẫu mã) mỗi tháng ra đời từ 50.000 chiếc đến 60.000 chiếc. Tổng cộng các sản phẩm ghế từ 100.000 chiếc đến 150.000 chiếc/tháng thì mỗi năm nội thất Hòa Phát tung ra thị trường từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu ghế. Còn tính chung, thị trường đón từ 2,5 triệu đến 2,7 triệu sản phẩm các loại/năm từ nội thất Hòa Phát. Trong số này, sản phẩm được đặt hàng chiếm 20% đến 30%.
“Để sản xuất trên quy mô lớn và chuẩn hóa đến từng chi tiết, chúng tôi tích hợp đầy đủ các yếu tố như vốn lớn, công nghệ sản xuất, kênh cung ứng, kênh phân phối chuyên sâu và rộng khắp cũng như một quá trình sản xuất mang tính hỗ trợ, khép kín”, ông Doãn Gia Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát, cho biết.
Về nguyên tắc các nhà sản xuất quy mô lớn đều vận hành như vậy. Song nói riêng ở lĩnh vực nội thất với chủng loại đầu vào rất phức tạp, đòi hỏi chính xác và thẩm mỹ tới từng chi tiết thì việc quản trị, điều hành doanh nghiệp làm thế nào để đạt được chừng ấy yêu cầu là một bài toán rất khó. Quan điểm kinh doanh của Nội thất Hòa Phát là phải thỏa mãn tới yêu cầu cuối cùng của mỗi khách hàng.
Doanh thu trên thị trường nội thất cả nước từ năm 2012 đã giảm đi khoảng 25% theo đà suy giảm kinh tế nhưng ước tính năm nay, công ty vẫn tăng 10% doanh thu và 15% lợi nhuận.
Ông Cường tính, chiến lược của Nội thất Hòa Phát hiện nay ngoài dẫn dắt thị trường còn phải định hướng sản phẩm và thị hiếu. Để chuẩn bị cho các bước đi tiếp theo, ngoài năng lực sản xuất của 8 nhà máy hiện có tại phía Bắc và Bình Dương, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 250 tỉ đồng lên 400 tỉ đồng, bổ sung thêm 6 ha đất ở KCN Phố Nối (Hưng Yên) để mở rộng sản xuất.
Nội thất Hòa Phát đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ đô thị lớn đến vùng sâu, vùng xa
Chẳng hạn một sản phẩm như ghế xoay (là dòng sản phẩm đầu tiên của Hòa Phát nay vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng liên tục cải tiến, thay đổi mẫu mã) mỗi tháng ra đời từ 50.000 chiếc đến 60.000 chiếc. Tổng cộng các sản phẩm ghế từ 100.000 chiếc đến 150.000 chiếc/tháng thì mỗi năm nội thất Hòa Phát tung ra thị trường từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu ghế. Còn tính chung, thị trường đón từ 2,5 triệu đến 2,7 triệu sản phẩm các loại/năm từ nội thất Hòa Phát. Trong số này, sản phẩm được đặt hàng chiếm 20% đến 30%.
“Để sản xuất trên quy mô lớn và chuẩn hóa đến từng chi tiết, chúng tôi tích hợp đầy đủ các yếu tố như vốn lớn, công nghệ sản xuất, kênh cung ứng, kênh phân phối chuyên sâu và rộng khắp cũng như một quá trình sản xuất mang tính hỗ trợ, khép kín”, ông Doãn Gia Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát, cho biết.
Về nguyên tắc các nhà sản xuất quy mô lớn đều vận hành như vậy. Song nói riêng ở lĩnh vực nội thất với chủng loại đầu vào rất phức tạp, đòi hỏi chính xác và thẩm mỹ tới từng chi tiết thì việc quản trị, điều hành doanh nghiệp làm thế nào để đạt được chừng ấy yêu cầu là một bài toán rất khó. Quan điểm kinh doanh của Nội thất Hòa Phát là phải thỏa mãn tới yêu cầu cuối cùng của mỗi khách hàng.
Doanh thu trên thị trường nội thất cả nước từ năm 2012 đã giảm đi khoảng 25% theo đà suy giảm kinh tế nhưng ước tính năm nay, công ty vẫn tăng 10% doanh thu và 15% lợi nhuận.
Ông Cường tính, chiến lược của Nội thất Hòa Phát hiện nay ngoài dẫn dắt thị trường còn phải định hướng sản phẩm và thị hiếu. Để chuẩn bị cho các bước đi tiếp theo, ngoài năng lực sản xuất của 8 nhà máy hiện có tại phía Bắc và Bình Dương, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 250 tỉ đồng lên 400 tỉ đồng, bổ sung thêm 6 ha đất ở KCN Phố Nối (Hưng Yên) để mở rộng sản xuất.
Nội thất Hòa Phát đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ đô thị lớn đến vùng sâu, vùng xa
Dẫn đường cho chuỗi doanh nghiệp vệ tinh
Điểm yếu nhất của sản xuất công nghiệp ở Việt Nam là tính gia công lớn. Mơ ước về chuỗi giá trị sản xuất với mô hình doanh nghiệp nòng cốt, dẫn đường luôn nằm trong suy nghĩ của các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp. Nhưng nói thì dễ, làm thì khó bởi sự yếu kém mang tính dây chuyền của cả một nền sản xuất manh mún còn là lực cản lớn hơn.
Song, Nội thất Hòa Phát đã âm thầm hiện thực hóa chuỗi giá trị này. Hiện Hòa Phát có gần 200 nhà cung cấp thường xuyên (chỉ tính các nhà cung cấp có doanh số bán hàng đầu vào cho Hòa Phát chiếm từ 50% doanh thu của nhà cung cấp trở lên) và 227 đại lý trên toàn quốc. Hệ thống các nhà cung cấp chính là các doanh nghiệp vệ tinh xoay quanh “chân trụ” là công ty nội thất. Hòa Phát không làm tất cả từ A đến Z một sản phẩm nào mà phân chia quá trình sản xuất cho nhiều nhà cung cấp để cùng tạo nên chuỗi sản xuất chuyên môn hóa cao.
Quy trình sản xuất kiểu đó đòi hỏi Hòa Phát phải có năng lực quản lý, điều hành và định hướng cho các nhà cung cấp thật tốt thì guồng máy sản xuất mới có thể vận hành trơn tru. Ông Cường cho biết, ngoài việc xây dựng hệ thống nhà cung cấp, đại lý, hàng năm công ty phải sàng lọc các doanh nghiệp vệ tinh không đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hay chất lượng. Thậm chí Hòa Phát còn phải xây dựng cả kế hoạch kinh doanh hàng năm cho các nhà cung cấp, đẩy các nhà cung cấp nhỏ thành các nhà cung cấp lớn. Số lượng các nhà cung cấp lớn,chấp thuận sự sàng lọc liên tục của nội thất Hòa Phát ngày càng gia tăng vì họ được đảm bảo đầu ra, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận ổn định để chuyên tâm phát triển sản xuất.
Tương tự như vậy, đại lý của công ty cũng chỉ cần chuyên tâm bán hàng, không cần làm thương hiệu cho sản phẩm bán ra vốn mất nhiều thời gian và chi phí. Đơn giản vì hàng của Hòa Phát đã khoác lên mình một thương hiệu lớn và ngày càng lớn hơn.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Bình luận